Đàm phán thành công với đối tác dễ hay khó?

Đàm phán thành công với đối tác dễ hay khó?

21/10/2020

Bí quyết đàm phán thành công với đối tác trong công việc là vô cùng quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc, có trở nên chậm trễ không, chiến lược phát triển có bị đình trệ hay hình ảnh công ty có được quảng bá rộng rãi và nhiều người biết đến? Cuộc đàm phán diễn ra “thuận buồm xuôi gió” hay không sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của từng nước cờ bạn đi trong thời gian sắp tới.
Có người nói thì phải có người nghe
Khi bước vào cuộc đàm phán, ai cũng mang trong mình một sự kỳ vọng cao độ rằng mọi việc sẽ diễn ra trót lọt, suôn sẻ. Không ai mong muốn đối tác của mình có cái tôi cực đại, đinh ninh ý kiến của họ là giải pháp sáng suốt nhất. Lắng nghe chân thành là cách thức giúp đối tác cảm nhận được sự quan tâm của bạn về những điều họ nói, sự lơ đễnh vào giây phút này là điều không thể chấp nhận được. The Lotus Center Tây Hồ
Bình tĩnh trong mọi tình huống
Cả lúc trình bày lẫn lắng nghe bạn cần giữ tác phong điềm đạm, sự bình tĩnh là điều cần thiết trong bất kỳ cuộc nói chuyện nào giữa những quản lý cấp cao, bởi ai cũng có địa vị nhất định trong xã hội, hình ảnh cá nhân là không thể xâm phạm và không thể hạ thấp thanh danh của nhau khi mâu thuẫn, xung đột xảy ra. Vì thế, giữ bình tĩnh trong mọi tình huống bằng cách dùng kính ngữ vừa là cách thể hiện sự tôn trọng dành cho đối phương, vừa là cách tôn lên mức độ chuyên nghiệp, đẳng cấp của chính bạn.
Tránh cắt ngang lời đối tác
Những điều bạn cảm thấy không hài lòng, chưa thuyết phục và vẫn còn lấn cấn thì có thể ghi chú để tránh tình trạng quên và tua lại sau khi họ đã trình bày xong, chẳng hạn “Qua những điều khoản mà anh trình bày, chúng tôi nhận thấy còn vài điều chưa rõ và mong nhận được lời giải đáp”. Điều tối kị là tuyệt đối cắt ngang lời đối tác, hành động này tuy nhỏ nhưng cho thấy sự thiếu kiên nhẫn, có phần hấp tấp, vội vàng từ phía bạn. Thậm chí đối với đối tác khó tính thì họ cho rằng đó là hành động thiếu lịch sự, tế nhị dẫn đến dễ gây mất cảm tình, những cái nhíu mày, nhăn mặt sẽ là dấu hiệu rõ nét để bạn điều chỉnh lại thói quen mang lại kết quả vô tội vạ.
Có quan điểm và chính kiến riêng
Tuy giữ im lặng và lắng nghe chân thành nhưng không đồng nghĩa với việc bạn không có quan điểm, chính kiến riêng, và xuôi theo mọi ý kiến bất chấp sự thiếu thỏa đáng. Đứng trên quan điểm của đối tác để có cái nhìn đa diện, tránh phiến diện, nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty bạn lẫn công ty của đối tác. Đồng thời, với tư cách đại diện cho cả công ty, bạn sẽ nêu lên những điều khoản dựa trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng để kết quả cuộc thỏa thuận thành công viên mãn.
Thêm bạn bớt thù
Chiến thuật khôn ngoan trong bất kỳ cuộc đàm phán nào chính là khiến đối thủ trở thành đối tác, quan niệm thương trường là chiến trường chỉ khiến bạn trở nên lao tâm khổ tứ, thêm bạn bớt thù là lựa chọn sáng suốt. Từ đó, bạn có thể học hỏi được cách tác chiến hiệu quả mà trước đây từng là đối thủ họ có thể giấu nhẹm đi và bạn không tài nào khai thác được những nét ưu việt. Nhưng khi mối quan hệ hợp tác được thiết lập với nguyên tắc bỗ trợ, công ty của bạn sẽ như được chắp thêm cánh và tiếp thu thêm luồng tư tưởng cách tân, mới mẻ khác, không bị thụt lùi trong thời buổi thế giới đang chuyển mình theo từng phút, từng giờ
Giữ lợi thế nhưng không chiếm ưu thế
Điều quan trọng là khi bước vào cuộc đàm phán, bạn nên tự tin vào bản thân nhằm phát huy thế mạnh sẵn có. Bạn nên có sự tìm hiểu và nghiên cứu về bối cảnh, tiên liệu trước hoàn cảnh bạn và đối tác sẽ gặp phải để có cách ứng phó phù hợp. Ngoài ra, cuộc đàm phán đôi khi sẽ chuyển hướng hoàn toàn và rẻ theo lối khác, lúc này đòi hỏi bạn phải linh hoạt, nhạy bén với tình hình để đưa ra nhận định đúng đắn và cách xử trí khéo léo. Đương nhiên, khả năng này không thể có được trong “một sớm một chiều”, mà nó được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm. Cho nên, đại diện công ty tham gia đàm phán nên là người đủ tầm, biết biến “nguy” thành “cơ”.

Bài viết liên quan